Bệnh tụ huyết trùng ở gà còn được biết đến với 1 tên gọi khác là bệnh gà toi. Trong chăn nuôi, nếu không phát phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả kinh tế vô cùng nghiêm trọng. Ga6789 tin tức hướng dẫn nhận biết một số biểu hiện đặc trưng về mầm bệnh này. Nhằm giúp bà con có cái nhìn tổng quan và làm giàu từ chăn nuôi gà được hiệu quả hơn.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh tụ huyết trùng ở gà
Trong mỗi giai đoạn phát triển của gà con đều tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh này. Nguồn gốc xuất phát của mầm bệnh là do virus Pasteurella multocida gây ra.Vi khuẩn này sinh sôi nảy nở là do sự thay đổi thời tiết, vệ sinh chuồng trại không được sạch sẽ…
Virus Pasteurella multocida lây truyền qua đường miệng, đường hô hấp tấn công vào cơ thể của gà dẫn đến nhiễm bệnh. Vi khuẩn này tồn tại và dễ sống trong không khí, thức ăn, nước uống của vật nuôi nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Triệu chứng nhận biết của bệnh tụ huyết trùng ở gà
Để nhận biết những dấu hiệu bệnh tụ huyết trùng ở gà, thì ga6789 sẽ giúp bà con nhận biết một số dấu hiệu cơ bản. Gà sẽ chết đột ngột, bỏ ăn, xù lông, dịch từ miệng của gà thường xuyên chảy ra. Về tiêu hóa thì phân thường có dạng lỏng kèm thêm dịch vàng hoặc xanh. Tuy nhiên về triệu chứng cụ thể sẽ có các cấp độ khác nhau:
Thể quá cấp tính
Đây là mức độ cao nhất, nên nếu bị mắc phải gà sẽ chết rất nhanh. Ban đầu, chúng sẽ rơi vào trạng thái ủ rũ, 1-2h sau là tử vong. Đối những con mà nhiều tháng hơn có sức đề kháng tốt hơn chút thì chết sau tầm 1 ngày.
Từ khi có mầm bệnh trong cơ thể, các chú gà đều rất khó chịu rồi biểu hiện dần ra bên ngoài. Đầu tiên là xù lông, đi lệch hướng, nhảy lên giãy đành đạch, lăn đùng ra chết.
Thể cấp tính
Đây là mức độ bệnh tụ huyết trùng ở gà hay gặp nhất và phổ biến nhất. Triệu chứng của gà chỉ xuất hiện vài tiếng đồng hồ sau đó sẽ lăn ra chết.
Kèm theo những biểu hiện tiêu biểu như sốt cao, xù lông, dịch nhầy kèm máu từ miệng chảy ra, phân loãng có màu xanh, đôi khi phân còn có cả máu, mào thì bị tụ máu dẫn đến tím tái, họng khó thở dẫn đến ngạt mà chết.
Thể mãn tính
Với cấp độ này thì xảy ra ở giai đoạn cuối của dịch bệnh. Gà có những triệu chứng như: vẹo cổ, ủ rũ, xù lông, khó thở, bị tiêu chảy nên phân thường sẽ loãng có màu vàng.
Cách điều trị hiệu quả bệnh tụ huyết trùng ở gà
Sau khi mắc bệnh tụ huyết trùng ở gà thì vẫn có cách điều trị chuyên biệt để giảm thiểu tỷ lệ chết ở gà. Hãy cùng ga6789 mách cho một số loại thuốc điều trị:
- Dùng thuốc Florfenicol 50% WS pha với nước uống hoặc trộn với đồ ăn. Thuốc này có tác dụng trị các bệnh viêm phổi, suyễn, thương hàn. Về liều dùng thì 40-50mg thuốc cho 1 kg thể trọng. Dùng liên tục trong vòng từ 3-6 ngày.
- Dùng BL.Gentadox 200 pha với nước uống hoặc trộn với đồ ăn. Đây là thuốc đặc hiệu chuyên trị về hô hấp và tiêu hóa. Liều dùng cho 1000 lít nước pha với 750g BL.Gentadox 200. Dùng liên tục trong vòng từ 3-6 ngày.
Lưu ý: Thức ăn trộn thuốc nên được sử dụng luôn và sử dụng trong ngày, không để đến hôm sau. Nước pha thuốc chỉ sử trong vòng 1 ngày, sau đó nên thay nước thuốc để đảm bảo vệ sinh.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà hiệu quả
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà là một điều vô cùng cần thiết từ khi mới mua về để đem lại hiệu quả kinh tế nhiều nhất. Qua phân tích và tìm hiểu ga6789 hướng dẫn các phương pháp phòng bệnh đem lại giá trị cao trong chăn nuôi:
Tiêm vacxin
Gà con tầm 1 tháng tuổi, chủ vật nuôi có thể chủ động tiêm phòng vacxin vô hoạt tụ huyết trùng gia cầm với liều lượng khoảng 0,5ml/1 con. Với cách làm này cũng đã giảm thiểu tối đa những mầm bệnh phát sinh.
Vệ sinh chuồng trại
Việc vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chứa đồ ăn định kỳ là vô cùng quan trọng. Nó tạo môi trường sạch sẽ giúp đàn gà phát triển tốt hơn. Đặc biệt, nếu môi trường sống bị bẩn và ô nhiễm sẽ là môi trường cực kì thuận lợi cho virus và các mầm bệnh khác xâm nhập.
- Phun thuốc khử trùng, hoặc vôi sạch vào chuồng trại định kỳ 1-2 tuần/1 lần.
- Rửa, cọ sạch máng ăn hoặc các dụng cụ liên quan đến việc ăn uống của đàn gà.
Bổ sung thuốc bổ cho gà
Hiện nay, ngoài thức ăn chuyên dùng cung cấp hằng ngày cho gia cầm trong chăn nuôi. Việc cung cấp thêm một số vitamin như: A,B,K sẽ giúp tăng cao sức đề kháng cho gà. Ngoài ra, cũng bổ sung thêm men tiêu hoá để hệ tiêu hoá đường ruột của chúng được tốt hơn.
Lời kết
Bệnh tụ huyết trùng ở gà hiện nay đã gây cho bà con rất nhiều khó khăn và trở ngại. Hiểu được tâm lý của các chủ trang trại, Ga6789.com.de đã đưa ra cực kỳ chi tiết những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh này. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bà con trong việc chăn nuôi của mình.