Gà bị chướng diều khô chân: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị

Gà bị chướng diều khô chân là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở cả gà úm và trưởng thành. Loại bệnh này khá nguy hiểm, nếu không quan sát thường xuyên, phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tham khảo những nội dung liên quan về bệnh gồm biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị được ga6789.com.de chia sẻ.

Một số biểu hiện của gà bị chướng diều khô chân

Gà bị chướng diều khô chân có biểu hiện dễ nhận thấy khi quan sát ngoại hình. Phát hiện sớm các dấu hiệu giúp điều trị kịp thời, cải thiện sức khỏe. Cụ thể như sau:

Gà bị chướng diều khô chân có biểu hiện dễ nhìn thấy
Gà bị chướng diều khô chân có biểu hiện dễ nhìn thấy
  • Gà bỏ ăn, lông xù, mệt mỏi, ít vận động, mắt lim dim và thường đứng im một chỗ. 
  • Diều phình to, sờ vào thấy cứng, có thể do đầy hơi hoặc chưa tiêu hóa được thức ăn.
  • Khó thở, khò khè, đi ngoài phân lỏng, kèm bọt màu trắng và có mùi hôi. Đây là giai đoạn bệnh trở nên nặng hơn, người chăn nuôi cần có hướng xử lý nhanh chóng.
  • Sụt cân nhanh, cơ thể dần yếu đi, chân và da gà chuyển sang màu nhạt.
  • Chân gà bị khô, teo lại và khó di chuyển, cánh có dấu hiệp cụp xuống, các cơ không còn linh hoạt. 

Tổng hợp nguyên nhân khiến gà bị chướng diều khô chân

Việc tìm hiểu nguyên nhân gà bị chướng diều khô chân là rất cần thiết. Người nuôi sẽ có nhiều hướng điều trị dựa trên nguồn gốc xuất hiện bệnh lý. Tổng hợp 10 + những lý do dẫn đến căn bệnh này cụ thể như sau:

Nguyên nhân khiến gà bị chướng diều

Gà bị chướng diều chủ yếu do các vấn đề về tiêu hóa, bệnh trong khoang miệng gây nên. Bao gồm:

Nguyên nhân khiến gà bị chướng diều do thức ăn gây ra
Nguyên nhân khiến gà bị chướng diều do thức ăn gây ra
  • Do bị bệnh nấm diều, trong miệng xuất hiện mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng bị loét.
  • Do thức ăn gây ra, ăn và uống nước quá nhiều có thể dẫn tới việc chưa kịp tiêu hóa.
  • Gà bị chướng diều khô chân do bị bệnh dịch tả, gà rù, rối loạn tiêu hóa phổ biến hiện nay. 
  • Ăn phải các dị vật như sỏi, cỏ dài gây tổn thương và tắc nghẽn trong diều.

Nguyên nhân gà bị khô chân 

Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh khô chân đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Bao gồm các vấn đề về môi trường sống, dinh dưỡng, cụ thể như sau:

  • Không được cung cấp đầy đủ nước uống, nhất là mùa hè với thời tiết oi bức. Gà bị sốc nhiệt, mắc các bệnh về tiêu chảy dẫn đến cơ thể mất cân bằng điện giải.
  • Chế độ ăn uống giữa các nhóm chất không cân bằng, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. 
  • Chuồng trại không được vệ sinh, lót trấu và điều chỉnh nhiệt độ cẩn thận, làm chân bị mất nước.
  • Gà bị chướng diều khô chân do một số bệnh liên quan như bạch lỵ, thương hàn, tụ trùng huyết, Newcastle,…
  • Ở gà con, nguyên nhân do không đảm bảo nhiệt độ úm, thức ăn thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, môi trường úm không đảm bảo sạch sẽ, nhiều vi khuẩn phát triển. 

Cách điều trị hiệu quả cho gà bị chướng diều khô chân 

Theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm giúp người chăn nuôi điều trị kịp thời. Điều này rất quan trọng giúp tránh những chuyển biến nặng, gây ra tổn hại về kinh tế. Ga6789 chia sẻ cách chữa bệnh cụ thể như sau:

Chữa bệnh chướng diều 

Để điều trị khỏi dứt điểm tình trạng này, người chăn nuôi tham khảo những phương án:

Sử dụng thuốc đặc trị, tiêm vacxin, mát xa để chữa bệnh
Sử dụng thuốc đặc trị, tiêm vacxin, mát xa để chữa bệnh
  • Nếu do bệnh Newcastle gây ra cần phải tiêm phòng bằng vacxin đặc trị. Sử dụng chất điện giải, B-Complex, đường Gluco KC để tăng sức đề kháng.
  • Nếu do nấm diều, dùng một số thuốc chuyên dụng như Fungicid kết hợp với T Colivit. Hòa cùng nước uống khoảng 5 ngày liên tục để điều trị gà bị chướng diều khô chân.
  • Phương pháp dân gian hay được dùng là giã nát 1 nhánh gừng nhỏ pha cùng nước ấm. Sau đó dùng xi lanh bơm thẳng vào diều, làm vào sáng, trưa và tối.
  • Xoa bóp và mát xa diều nhẹ nhàng, 2 lần trên 1 ngày hỗ trợ di chuyển thức ăn xuống ruột.

Chữa bệnh khô chân  

Trong điều trị gà bị chướng diều khô chân, cần tìm hiểu những yếu tố về môi trường sống và thức ăn. Cách chữa không quá khó, người nuôi tham khảo những cách sau:

  • Vệ sinh chuồng ở liên tục, thay mới trấu độn, phun sát khuẩn theo định kỳ. Chú ý đến nhiệt độ sao cho phù hợp với từng độ tuổi, không để qua nóng.
  • Cung cấp chế độ ăn đang dạng, cân bằng dinh dưỡng giữa chất xơ và tinh bột. Bổ sung liên tục vitamin và khoáng chất, quan trọng nhất là vitamin C khi gà bị chướng diều khô chân.
  • Khi gà bị tiêu chảy, ủ rũ cần bổ sung ngay các điện giải như Electrolyte, Glucose. Điều này giúp vật nuôi tăng sức đề kháng nhanh chóng, tránh đề lâu ngày dẫn tới bệnh nặng.
  • Nếu xuất phát từ các bệnh lý khác, chủ nuôi nên sử dụng những loại kháng sinh đặc trị. Pha Pharmequin, Pharamox, Ampicol 1g/1 lít nước sạch cho uống khoảng 5 ngày.
  • Đối với gà con, chữa trị bằng cách điều chỉnh lại nhiệt độ úm phù hợp. Sử dụng thuốc Florfenicol 4% , Trimethoprim trộn vào nước uống hoặc thức ăn.

Lời kết

Gà bị chướng diều khô chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị đã được chuyên mục tin tức từ ga6789.com.de cập nhật đầy đủ. Đăng ký và theo dõi Ga6789 để biết thêm được nhiều nội dung về các bệnh lý ở gà và phương pháp chữa hiệu quả đến từ chuyên gia.